“Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân?” – một câu hỏi khá khó cho các bà mẹ, bởi lúc này bé chỉ được bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, làm cách nào để bé yêu của mẹ tăng cân trong giai đoạn mới sinh?
Sau khi sinh ra, các chất dinh dưỡng mà bé có thể hấp thụ chỉ từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức, tuy nhiên có một số bé theo đà tăng cân rất nhanh nhưng một số khác lại chậm lên kí. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp?
Người mẹ sinh thường có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau khi sinh. Mẹ sinh mổ, thì phải đến 6 giờ sau mới cho con bú được, vì mẹ phải hồi phục sau tác dụng của thuốc mê. Trường hợp gây tê để mổ, thời gian ngắn hơn. Được ôm ấp bé sẽ khiến người mẹ cân bằng tâm lý và giảm thiểu cảm giác đau đớn. Trường hợp chưa xuống sữa, người mẹ vẫn có thể ôm và cho bé “ngậm ti” để bé làm quen với việc bú mẹ sau này. Ngoài ra, động tác bú mẹ còn kích thích não mẹ tiết oxytocin, giúp sữa tiết ra nhanh hơn đồng thời giảm thiểu co thắt tử cung, hạn chế gây chảy máu.
Con cần nằm cùng giường với mẹ hoặc nằm nôi cạnh mẹ. Sự tiếp xúc mẹ con qua sự vuốt ve, cái nhìn trìu mến… Có người “chờ sữa xuống”, tức là đến 1-2 ngày sau mới cho bú, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, vì cho bú muộn, trẻ không nhận được sữa non có nhiều vitamin A chống bệnh khô mắt, những kháng thể giúp bé chống lại sự nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp bé đỡ bị vàng da. Cho bú muộn sẽ làm chậm sự tiết sữa. Động tác mút của bé kích thích sữa mẹ tiết ra, đồng thời làm co cơ tử cung, giúp ngưng chảy máu sau sinh.
Khi không cho trẻ bú sớm, các bà mẹ thường cho trẻ uống sữa bột, nước đường, nước cam thảo… là những thứ dễ nhiễm khuẩn, khiến trẻ mắc bệnh tiêu chảy, đồng thời trẻ sẽ mất cảm giác thích sữa mẹ vì không còn cảm giác đói. Những trẻ bú bình sớm sẽ không ngậm bắt vú mẹ tốt, gây nhiều khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ dễ ngừng cho con bú sớm.
Khi bế bé cho bú, đầu và thân bé phải nằm trên một đường thẳng, bụng bé áp sát vào bụng mẹ, mặt bé đối diện với vú, môi đối diện với núm vú, đỡ đầu, thân và mông bé. Bé Có thể sụt cân sau khi sinh, nhưng sẽ lên cân trở lại rất nhanh (khoảng 10 ngày) nếu được cho bú mẹ ngay.
Người mẹ dùng kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt với liều bình thường không ảnh hưởng đến sự tiết sữa.
Tóm lại, những ngày đầu cho con bú rất quan trọng, nó quyết định sự thành công của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Xem ngay: Cách tăng chiều cao cho bé từ thực đơn bữa trưa bổ dưỡng tại link https://goo.gl/2kUz1X
Trước đây, người ta nghĩ rằng, sau mỗi cữ bú khoảng 2,5 giờ, dạ dày của bé mới trống, còn những bé bú sữa ngoài, thì phải đợi đến 3 ~ 4 giờ sau, nên có quan niệm cách 3 giờ mới cho bé bú một lần.
Theo nghiên cứu gần đây, bé mới được sinh ra không bao lâu, sữa mẹ vẫn chưa tiết ra nhiều, cho nên lượng sữa bé bú mỗi lần được rất ít. Trong khi đó, thời gian bú của bé lại kéo dài, thường là chưa kịp no bé đã mệt và thiếp đi, nhưng khi tỉnh dậy, bé sẽ khóc vì đói, lúc này ta nên cho bé bú lại lần nữa. Động tác mút của bé sẽ kích thích đầu vú, có lợi cho sữa tiết ra, cho nên không cần định giờ, mà nên cho bé bú theo nhu cầu. Khi bé lớn dần lên, sữa mẹ cũng nhiều thêm, lúc này bé mới có thể tiếp nhận cách cho bú theo giờ, cách 3 giờ bú một lần.
Nếu ta cứ cố định giờ cho bé bú, có thể sẽ đánh thức bé đang ngủ say, làm đảo lộn thời gian sinh học bình thường của bé, ảnh hưởng đến sự trưởng thành của bé, đồng thời cũng ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ tiết ra.
Có hai yếu tố giúp sữa mẹ tạo ra nhiều: một là bó ngậm gần hết quầng vú khi bú mẹ, và hai là cho bé bú hết hẳn một bên rồi mới chuyển sang vú bên kia. Vì vậy, bạn nên cho bé bú hết hẳn một bên vú trong một cữ bú, nếu bé còn đói thì mới cho bú sang vú bên kia. Bú như thê, bé nhận được vừa sữa trong, lẫn sữa đục trong một lần bú, và tăng cân tốt. Những bé bú đều hai bên vú, sau khi bú hết phần sữa trong của cả hai bên vú thì bé đã no rồi, không nhận được sữa đục có nhiều chất béo trong đó, nên thường tăng cân chậm, lượng sữa tồn đọng lại trong hai vú mẹ sau mỗi bữa bú sẽ làm mẹ dễ bị áp xe vú và phản xạ tạo sữa cũng kém đi.
Phương pháp phán đoán khoa học nhất là: cân thể trọng của bé trước và sau khi bé bú, khoảng cách giữa hai lần, số cân chênh lệch chính là lượng sữa bé đã bú. Phương pháp này tuy chính xác, nhưng không dễ thực hiện ở tất cả các gia đình, hơn nữa, mỗi lần thấy bé bú không đủ, người mẹ sẽ lo lắng, kết quả càng khiến cho lượng sữa tiết ra ít hơn.
Nếu vú mẹ căng đầy sữa, các tĩnh mạch sẽ nổi rõ lên, dùng tay bóp nhẹ sữa sẽ bắn ra, khi bé bú nhiều, sẽ nghe tiếng bé nuôi ừng ực, đó là bé đã được bú đủ. Sau khi bú, bé yên tâm đi vào giấc ngủ khoảng 3 ~ 4 giờ, khi tỉnh dậy, tinh thần sảng khoái, trọng lượng cơ thể tăng đều hàng tháng, đại tiện mỗi ngày 3 ~ 4 lần, phân màu vàng, có dạng hồ dính. Ngược lại, nếu bầu vú mềm, nặn không ra sữa, bé sẽ phải gắng sức để bú, hoặc cứ ngậm không chịu mút, hoặc vừa bú vừa ngủ, bú xong, ngủ khoảng 2 giờ là khóc quấy, tăng cân chậm, đại tiện khô, lượng ít, là biểu hiện sữa mẹ không đủ.
Một người mẹ khỏe mạnh, thì từ lúc sinh con được 1 tuần đến khoảng 3 ~ 4 tháng, lượng sữa mỗi ngày có khoảng 660 ~ 900ml, về cơ bản là Có thể đáp ứng nhu cầu của em bé 4 tháng tuổi. Trên thực tế, lượng sữa tiết ra mỗi ngày không giống nhau hoàn toàn, nó có sự dao động nhất định. Càng lo lắng sữa mẹ không đủ, lượng sữa tiết ra càng ít. Chỉ cần kiên trì cho bé bú, để bé ngậm lâu, mới có thể thúc đẩy sữa mẹ tiết ra nhiều hơn. Kiểm tra lượng sữa trẻ uống mỗi lần, tránh trường hợp trẻ bú quá ít hoặc quá nhiều cũng là cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân.
Cách bé ngậm vú mẹ chính xác là miệng ngậm cả quầng vú, ngậm cả phần chứa sữa bên dưới, không phải chỉ ngậm phần núm vú. Khi bé mút vào, vú mẹ bị kéo dài ra, đầu vú chỉ chiếm 1/3 phần bé ngậm vào miệng, lưỡi bé sẽ đưa lên trên vòm miệng, dính vào phần vú mẹ, làm sữa tiết ra. Như vậy là bé không chỉ bú núm vú mẹ, mà bú cả quầng vú. Nếu như bé chỉ ngậm đầu vú, mà không ngậm cả quầng vú, lưỡi bé sẽ không tới được phần chứa sữa bên dưới vú, không bú được sữa, bé sẽ quấy khóc.
Nhìn từ bên ngoài, khi bé ngậm vú mẹ đúng sẽ có những biểu hiện sau: cằm bé tiếp xúc với vú mẹ, miệng mở rộng, môi dưới trề ra, phần quầng vú lộ ra ở phía trên miệng của bé nhiều hơn phía dưới miệng. Ngậm không đúng cách, cằm không tiếp xúc với vú mẹ, miệng bé không mở rộng, không đưa lên trên, môi dưới không trề ra, phần quầng vú mẹ lộ ra ở trên cũng như ở dưới.
Khi bé đã ngậm đúng cách, lưỡi bé sẽ hoạt động liên tục theo chiều từ trước ra sau, kéo dài vú mẹ ra, sữa được tiết ra, lưỡi bé đón lấy lượng sữa ấy và nuốt vào. Ngậm vú đúng sẽ bảo đảm lượng sữa được bú vào. Ngậm không đúng cách, sữa không chảy đều, vú không căng, cuối cùng làm cho lượng sữa tiết ra ít. Bé bú không đủ sẽ cố hết sức để bú, nửa phần sau của miệng bị đè nén, đè lên vú mẹ, lâu ngày, đầu vú sẽ bị nứt nẻ, bị nhiễm khuẩn.
Đồng thời người mẹ phải bế trẻ sao cho đầu và thân trẻ thẳng hàng, bụng trẻ áp sát bụng mẹ, mũi trẻ đối diện bầu vú mẹ, tay mẹ nâng đầu, vai và mông trẻ. Trẻ cần được bú cả đểm cũng như nhiều lần trong ngày (đa phần số lần ít nhất là 8 lần). Người mẹ nên cho trẻ bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối, không để sữa còn lại trong bầu vú; cho trẻ bú đều cả hai bên, bú hết bên này thì mẹ mới chuyển bé sang bên kia, lần sau lại đổi bên. Phần lớn trẻ sau khi bú dễ bị trớ hoặc nôn ra sữa vừa bú. Muốn giảm bớt nôn trớ ở trẻ thì sau khi trẻ bú mẹ nên bế trẻ đứng khoảng 5-10 phút cho đến khi trẻ ợ hơi xong thì mới cho trẻ nằm. Khi trẻ vừa mới bú xong thì mẹ nên tránh các thao tác thay tã hay quần áo vì dễ làm trẻ ọc sữa.
Việc cho trẻ uống thêm nước ngoài sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu đời là không cần thiết. Ông bà ta nói, trẻ khóc vì khát sữa, chứ đâu nói khóc vì đói sữa. Quan niệm này hoàn toàn đúng với quan niệm cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu đời của khoa học ngày nay. Giai đoạn này, sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng, trong đó có nước. Sữa mẹ vừa là thứ nước giải khát bổ dưỡng, vừa là thức ăn hoàn hảo cho trẻ.
Một bà mẹ khỏe mạnh, ăn uống bình thường, không kiêng cữ, tâm lý thoải mái, lượng sữa trung bình một ngày từ 700-800ml/ 8 cữ bú, Có thể lên đến 2000ml. Nếu tăng số lần bú lên 10-12 lần, thì sữa mẹ có tỷ lệ nước ưu việt nhất 1,5ml/ 1kcal.
Nhu cầu nước hàng ngày của trẻ nhỏ là 150ml cho một kilôgam cân nặng, do vậy, sữa mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu nước ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng nực. Trẻ khát sữa sẽ háo hức, bú lâu, sau đó no bụng, ngủ ngon, giúp hoàn thiện hệ thần kinh. Cho trẻ uống thêm nước là vô tình làm trẻ đã khát, sau đó sẽ bú mẹ ít đi, và chậm lên cân. Đó là chưa kể đến dụng cụ đong nước uống kém vệ sinh góp phần gieo rắc mầm bệnh vào cơ thể non nớt của trẻ.
Xem ngay: 11 thực đơn ăn dặm giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tăng cân nhanh chóng tại link https://goo.gl/NDzkC5
Vì sữa mẹ không đủ nên nhiều bà mẹ thường dùng sữa bột công thức để bổ sung cho trẻ. Những loại sữa bột thông thường qua quá trình phun sương, chưng cất cho thành phần nước bốc hơi đi để thành bột sữa, khi pha nước vào sẽ có thành phần giống như sữa bò tươi bình thường. Còn sữa bột công thức, chính là loại sữa bò ấy, nhưng được xử lý thêm một công đoạn nữa. Lúc này, người ta thay đổi thành phần của nó cho giống với sữa mạ, để cho bé dễ bú, bú vào dễ tiêu hóa.
Khi chế biến “sữa bột công thức”, người ta sẽ điều chỉnh lượng protein trong sữa cho hợp lý, thêm vào dầu thực vật, chất béo không no, đường sữa nhóm B, các loại vitamin, chất khoáng… cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé. Trong công thức sữa của Vinamilk hoàn toàn đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu đó của bé, ngoài ra còn bổ sung thêm DHA để bé của mẹ thông minh hơn nữa.
Đây là những lưu ý giúp mẹ giải đáp thắc mắc vì sao nuôi trẻ bằng sữa mẹ lại không tăng cân, đồng thời cũng là cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân. Chúc các mẹ nuôi con khỏe, dạy con khôn nhé!
Là một bệnh lý, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày…