7 dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng tiểu khi mang thai
Là một bệnh lý, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe, tâm lý của mẹ và bé, vì vậy nhiễm trùng tiểu khi mang thai cần được phát hiện sớm, điều trị tích cực dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa những chuyển biến tiêu cực về sau.
7 tình trạng bệnh báo hiệu mẹ bầu nhiễm trùng đường tiểu
- Đau buốt và nóng rát khi đi tiểu
- Đau tức, khó chịu khu vực bàng quang và bụng dưới
- Nước tiểu có máu hoặc chất nhầy; đục và kèm mùi hôi.
- Đau hoặc khó chịu khi quan hệ vợ chồng
- Nhu cầu đi tiểu nhiều hơn thường ngày
- Thân nhiệt tăng cao đột ngột kèm cảm giác ớn lạnh
- Khó chịu dạ dày và buồn nôn
Quá trình điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu diễn ra như thế nào?
Ngay khi cảm thấy sự thay đổi trong cơ thể cùng sự xuất hiện của các triệu chứng trên, người mẹ cần tìm đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín hoặc bác sỹ chuyên môn để nhận được tư vấn và tiến hành xét nghiệm cũng như tiếp nhận điều trị.
Để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ mang thai, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm nước tiểu: Mục đích là để phát hiện ra các tế bào hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn.
Cấy nước tiểu: Xét nghiệm cấy nước tiểu đôi khi được thực hiện sau khi phân tích nước tiểu.
Chụp X-quang bàng quang: Hình thức kiểm tra bằng cách chụp X-quang sẽ giúp phát hiện các vấn đề như sỏi thận và sưng.
Khám bàng quang bằng cách nội soi: Bác sĩ sẽ chèn một ống nhỏ vào niệu đạo của mẹ bầu để kiểm tra bất thường ở niệu đạo và bàng quang.
Sau khi đánh giá được tình hình viêm nhiễm đường tiết niệu của mẹ bầu, bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị và kê đơn thuốc. Nếu cơ thể có mẫn cảm với thành phần nào, thai phụ cần báo ngay cho bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp và hiệu quả. Bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc kháng sinh như erythromycin, amoxicillin và penicillin, với các loại thuốc nên, bệnh tình thường sẽ giảm đi sau 3 – 5 ngày sử dụng đều đặn.
>>> Xem thêm: Sữa bầu nào dễ uống nhất hiện nay
Phương pháp trị nhiễm trùng tiểu khi mang thai đơn giản, hiệu quả không cần kháng sinh
Cơ thể mẹ rất dễ bị ảnh hưởng bởi kháng sinh và thuốc tây, do đó mà những biện pháp trị liệu đơn giản, dân gian thường được ưu tiên sử dụng trong trường hợp bà bầu gặp vấn đề về viêm đường tiết niệu.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn, loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể. Mẹ bầu cần uống đủ ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày.
Vitamin C
Vitamin C có tác dụng quan trọng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chống nhiễm trùng hiệu quả. Thực phẩm giàu C cũng khá đa dạng, bà bầu có thể tùy ý lựa chọn, thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên, nên ưu tiên sử dụng các loại trái cây để hấp thụ vitamin C tốt nhất.
Chú trọng vấn đề vệ sinh
Phụ nữ khi mang thai cần vệ sinh vùng kín đều đặn, không nên sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc vùng kín để tránh tác động của các chất hóa học có trong sản phẩm đến vùng tam giác. Thay vào đó, các mẹ có thể lựa chọn sử dụng nước lá trầu không để làm sạch và ngăn mùi hôi.
Tránh sử dụng chất kích thích
Rượu bia, hay thậm chí là cà phê và trà đều là những chất kích thích, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Để ngăn chặn và giải quyết những vấn đề bệnh lý đường tiểu, phụ nữ cần tránh xa những chất này khi mang thai.
Chế độ ăn uống đảm bảo sức khỏe
Hạn chế các món ăn quá ngọt, thực phẩm chế biến sẵn hoặc những món ăn có mùi nồng để tránh tạo ra môi trường kích thích vi khuẩn tấn công. Ưu tiên sử dụng sữa chua để tăng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.
Nhiễm trùng tiểu khi mang thai là bệnh hoàn toàn có thể chữa được, vì vậy ngay khi nhận biết được dấu hiệu bệnh, mẹ bầu hãy thu xếp đến gặp và nhận lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa uy tín để không làm ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày nhé!