Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ, hơn nữa còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Chính vì vậy, các mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng một cách cân đối nhất. Quan trọng nhất để có đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé chính là mẹ bầu cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu để có thể cung cấp vừa và đủ chất thiết yếu.
Khi mẹ bầu thiếu chất dinh dưỡng
Những dưỡng chất mà thai nhi hấp thụ từ máu của người mẹ như sắt, canxi,… thường không thể quay ngược lại mẹ. Điều này khiến cho cơ thể mẹ càng bị gây hại do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, nếu không có dinh dưỡng thì cơ thể mẹ sẽ nghiêm trọng hơn.
Khi mẹ mang thai hoặc đang cho con bú, việc không cung cấp đủ dưỡng chất sẽ khiến cho người mẹ kiệt sức, hạn chế khả năng miễn dịch và có hiện tượng khiến cho cơ thể bị giảm sút. Mặc dù hiện nay tình trạng thiếu dinh dưỡng xảy ra ít hơn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nhưng những chứng bệnh thông thường hay xảy ra ảnh hưởng đến việc ăn uống của mẹ.
Ngoài ra, thai phụ có chế độ dinh dưỡng kém sẽ có nhiều khả năng sinh ra em bé nhẹ cân. Đa số trẻ nhẹ cân có thể dẫn đến nhiều bệnh mãn tính, thậm chí gây tử vong trong vài năm đầu của thời thơ ấu.
Bên cạnh đó, nếu phụ nữ mang thai bị suy dinh dưỡng, thai nhi có thể bị chết lưu hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Hiện nay, trường hợp này rất hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra. Bạn không nên chủ quan và cần thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh.
Khi mẹ bầu thừa chất dinh dưỡng
Dinh dưỡng đầy đủ đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển khỏe mạnh của bé trong bụng, nhưng nếu thừa dinh dưỡng sẽ gây tác dụng ngược lại. Việc thừa chất dinh dưỡng ở sản phụ sẽ khiến tích tụ các mô mỡ và khiến thai nhi có trọng lượng lớn, đồng thời còn có thể gây gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh trong khi mang thai và sau khi sinh.
Nếu sản phụ béo phì, vùng khung chậu sẽ tích tụ nhiều mỡ khiến không gian hoạt động của thai nhi bị thu hẹp, thai nhi xoay đầu xuống vùng khung chậu muộn tăng tỉ lệ đầu thai nhi và chậu không khớp. Ngoài ra, nếu trọng lượng của thai nhi lớn thì việc sinh nở sẽ khó khăn, chèn ép tử cung và viêm phổi do thẩm thấu,… nếu xảy ra trường hợp này bắt buộc sản phụ sinh mổ.
Ngoài ra, việc thừa cân khiến sản phụ cao huyết áp, nếu xảy ra tình trạng này sản phụ nên đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp mỗi lần khám thai. Nếu có bất kỳ dấu hiệu cao huyết áp nào, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ sức khỏe của thai phụ và cho thuốc giảm huyết áp.
Tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân khi mang thai đều gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu. Chính vì thế các mẹ bầu nên tìm phương pháp cân bằng được cân nặng của mình cũng như giữ gìn sức khỏe tốt nhất trong suốt thai kỳ. Đồng thời mẹ bầu cũng nên kiểm tra sức khỏe đúng định kỳ để dễ dàng kiểm soát cân nặng hơn.