Categories: Dinh Dưỡng

Kết hợp chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cùng với chăm sóc sức khỏe khi mang thai

Nguồn dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là hết sức quan trọng, tuy nhiên các bà bầu cũng cần có một sức khỏe thật tốt để có thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất. Vì vậy cần kết hợp chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cùng với chăm sóc sức khỏe khi mang thai.

Giữ gìn sức khỏe bên cạnh chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Tại sao thai phụ hay thở gấp, thở hổn hển ?

Trong thời gian mang thai, dung lượng máu trong cơ thể người mẹ tăng từ 35% – 50% so với thời kỳ chưa mang thai, dung lượng máu tăng chứng tỏ huyết tương và hồng cầu tăng, nhưng huyết tương tăng nhiều hơn hồng cầu, huyết tương tăng khoảng 1 lít, hồng cầu chỉ tăng 500ml.

Thai phụ có hiện tượng máu loãng và thiếu máu thai nghén, khiến khả năng vận chuyển oxy giảm rõ rệt, trái lại, thai nhi lại phát triển mạnh, thời gian mang thai tăng lên, lưu lượng máu trong các bộ phận, cơ quan của cơ thể tăng, làm tăng gánh nặng cho tim, thêm vào đó do tử cung to ra, đẩy tim của thai phụ lên trên về phía bên phải khiến tim phải làm việc trong điều kiện rất bất lợi.

Với tình trạng này, cơ thể thai phụ chỉ còn cách tăng nhịp tim và mạch đập tạm thời để hoàn thành công việc ngoài định mức. Do quá trình trao đổi chất ở thai phụ tăng, nhu cầu về oxy tăng, do đó bắt buộc phải thở nhanh, thở sâu để tăng lượng khí ở phổi, thu hoạch lượng khí oxy cần thiết, thải ra khí cabonic, do vậy mà có hiện tượng thở hổn hển.

Thai phụ nào nếu tập thể dục đều đặn, tố chất cơ thể tốt, tim, phổi hoạt động tốt sẽ không có hiện tượng thở gấp, thở hổn hển. Nhiều thai phụ chỉ khi hoạt động quá mức mới có hiện tượng thở gấp, thở hổn hển và chỉ cần nghỉ ngơi là hết, không phải chữa trị gì. Nhưng nếu dưới trạng thái tĩnh mà vẫn thở gấp, thở hổn hển, tim đập nhanh khó thở hay môi tím tái thì phải đến bệnh viện khám ngay lập tức.

Thai phụ nên tập luyện thể dục vừa phải, nâng cao chức năng hoạt động của tim, phổi, chú ý vấn đề ăn uống, khống chế cân nặng. Thai phụ nào mắc bệnh tim, trước khi mang thai phải hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, và phải có sự theo dõi, hướng dẫn, chăm sóc sát sao của các bác sĩ sản khoa và nội khoa, tránh gây nguy hiểm tới tính mạng của cả hai mẹ con.

Căng giãn tĩnh mạch ở thai phụ

Ở nhiều phụ nữ mang thai xuất hiện “gân xanh” ở chân hoặc cơ quan sinh dục, y học gọi là căng giãn tĩnh mạch. Có 3 nguyên nhân gây căng giãn tĩnh mạch: Một là, do nồng độ hormon mỡ trong máu thời kỳ mang thai tăng cao, mỗi loại hocmone này lại có tác dụng làm giảm độ trơn của cơ, nhất là thành tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch căng giãn ra; sau khi sinh nở, do nồng độ hocmone nữ giảm thì hiện tượng căng giãn tĩnh mạch cũng giảm.

Hai là, do lưu lượng máu trong thời kỳ mang thai tăng, lưu lượng máu của tĩnh mạch khung chậu tăng mạnh, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, mà thành tĩnh mạch cơ quan sinh dục ngoài và bên trong đùi mông nhanh giãn.

Ba là theo tiến trình thai nghén, tử cung không ngừng to lên ép xuống tĩnh mạch chi dưới, khiến việc tuần hoàn trở về tim gặp trở ngại, gây tức ứ mà giãn căng ra, hơn nữa khi đứng sẽ gây mức độ căng giãn của tĩnh mạch, chứ không phải tư thế đứng gây căng giãn tĩnh mạch.

Phương pháp cải thiện sự căng giãn tĩnh mạch như sau:

1. Tránh đứng lâu, ngồi lâu và ngồi xổm lâu.

2. Khi nằm gác chân cao chếch 30°.

3. Khi ngủ nên nằm nghiêng bên trái để giảm thiểu áp lực của tĩnh mạch dưới khung.

4. Có thể sử dụng băng quấn co giãn quân đùi hoặc quần tất co giãn chuyên dụng.

5. Tập luyện các bài tập thúc đẩy, cải thiện sự tuần hoàn máu chi dưới như đi bộ, hất chân.

Tuy không thật nguy hiểm nhưng có những trường hợp nặng bị vỡ tĩnh mạch, phải phẫu thuật ngoại khoa chữa trị, do đó cần lưu ý.

Đau lưng thời kỳ mang thai

Nhiều thai phụ thường bị đau lưng, thường thì triệu chứng này không xuất hiện ở giai đoạn đầu mang thai. Nếu có dấu hiệu đau lưng hay đau bụng rõ rệt, thì phần lớn đó là dấu hiệu báo sẩy thai, do đó cần phải hết sức lưu ý, kịp thời đi khám.

Hiện tượng đau lưng ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ thường phổ biến hơn. Đó là do thai nhi ngày càng lớn lên và to ra, tử cung cũng to lên từng tháng, bụng của thai phụ nhô lên, trọng tâm cơ thể dồn về phía trước để giữ cân bằng, thân trên của thai phụ ngửa về phía sau, hai chân dang ra, khiến cơ lưng luôn trong tình trạng bị kéo căng. Hơn nữa, trong thời kỳ mang thai, nội tiết thay đổi khiến cột sống, khung chậu, khớp xương, dây chằng giãn ra, mất đi tính ổn định thường có, cơ mệt mỏi quá độ mà gây ra đau lưng.

Loại đau lưng này thường nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi là chuyến biến tốt. Còn đau lưng đến mức ảnh hưởng tới sự hoạt động và các bộ phận khác thì phải đi khám tìm rõ nguyên nhân, chữa trị đúng bệnh, khi cần thiết phải nằm nghỉ, chườm nóng cục bộ hoặc uống thuốc giảm đau.

Trong thời gian mang thai, thai phụ cần chú ý những điều sau để giảm bớt hiện tượng đau lưng.

1. Không đi giầy dép cao gót, mà nên đi giầy dép đế thấp, bằng.

2. Ngủ giường gỗ, cứng, không được ngủ giường mềm tránh cong cột sống.

3. Không mang xách đồ nặng; có tư thế, dáng đi đúng.

4. Tập một số động tác tăng cường độ dẻo dai của cột sống.

5. Khống chế cân nặng, tránh tăng cân nhanh và đột ngột.

Dáng đi đúng tư thế của thai phụ trong thời kỳ mang thai là thu cằm, thóp bụng, ưỡn ngực. Đồng thời thực hiện một số bài tập luyện sau:

1. Tập luyện cơ bụng. Nằm thẳng, co đầu gối, ép chặt mông, thóp bụng, ưỡn khung chậu ra sau để lưng và mông ép chặt xuống giường, giữ nguyên tư thế đó, từ từ duỗi chân ra, thả lỏng khung chậu.

2. Tập luyện cơ lưng. Ngồi trên ghế tựa, thả lỏng toàn thân, cúi người về phía trước rồi lại ngồi thẳng lưng.

3. Tập luyện cơ mông. Nằm thẳng, co đầu gối, nâng mông lên rồi lại đặt xuống, hoặc đứng thẳng, duỗi chân hất sang ngang hoặc về phía sau.

Chú ý khi tập luyện phải là lúc bàng quang rỗng, không dược tập luyện quá sức, quá nhanh, giữ hơi thở đều, uống đủ nước, nếu thấy đau lưng, chảy máu, tim đập nhanh, thở gấp, choáng váng, đi lại khó khăn thì lập tức phải dừng tập ngay, đồng thời đi khám.

Các phương pháp phòng ngừa đau lưng

Trong thời kỳ mang thai, do nội tiết tố trong cơ thể người mẹ biến đổi, xương cốt, dây chằng và các tổ chức khớp trở nên mềm giãn tăng độ hoạt động, khớp giãn quá độ gây đau đớn. Cột sống nhô về phía trước.

1. Vận động vừa phải

Các môn vận động như bơi lội, đi bộ, tập thể dục có thể khiến cơ lưng giữ được độ đàn hồi tốt. Dựa vào tình trạng của bản thân mà có các bài tập thích hợp, như đi bộ từ 30 phút đến 1 tiếng vào buổi sáng, tối mỗi ngày, hay tập các động tác phòng đau lưng.

a. Bài tập vươn lưng: Chân trái bước lên, chùng gối, chân phải đặt ở phía sau, tay trái vịn tường, tay phải gác lưng, ép người về phía trước, lại đổi tay ép người về phía trước.

b. Hai chân dạng ra, từ từ cúi lưng về phía trước, cô gắng cúi hết mức, đứng dậy, hai tay ôm lưng, ngửa hết cỡ về phía sau.

c. Hai chân tách ra, tay trái ôm eo, tay phải giơ lên cao, từ từ vặn eo về bên trái, cố gắng vặn hết sức có thể rồi từ từ trở về tư thế cũ, đổi bên làm lại các động tác trên về bên phải.

d. Hai chân dạng ra, hai tay đan chéo, vặn eo đưa hai tay từ trái lên trên rồi lại sang phải, đồng thời quay người một vòng về vị trí cũ, lập lại các động tác trên theo chiều ngược lại.

2. Tư thế cơ thể đúng.

a. Tư thế ngủ. Tốt nhất là nằm nghiêng trái, tránh nằm ngửa. Khi nằm đầu gối lên gối, dưới bụng và chân kê một chiếc gối nhỏ để nâng bụng và chi dưới, nâng chân lên cao để phòng bị phù nề, không nằm giường đệm mềm.

b. Tư thế ngồi. Chọn tư thế ngồi thoải mái, tốt nhất nên ngồi loại ghế có thể điều chỉnh, chuẩn bị 2 chiếc gối mềm, một để dựa lưng, một để gác chân, cứ 15 phút lại đi lại 30 giây hoặc thư giãn, nên thường xuyên thay đổi tư thế.

c. Chọn loại giầy dép thích hợp.

Trong thời gian mang thai nên đi giầy dép đế thấp, khi đi mua giầy dép tốt nhất là sau buổi trưa, lúc này chân xuống nước, mua giầy dép vừa vặn hơn.

Cảm ơn các bà bầu đã đọc bài viết của chúng tôi, để biết thêm chế độ dinh dưỡng cho bà bầu giúp phát triển thai nhi đọc tại link https://goo.gl/qQVpYS

admin

Share
Published by
admin