Trong những năm đầu đời, sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất và thiết yếu giúp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển. Tuy nhiên, hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh là điều khó tránh khỏi.
Nôn trớ nhiều, khiến cơ thể trẻ mệt mỏi và lâu dần sinh ra biếng ăn, sợ bú. Vậy hiện tượng này có phải là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh hay không? Tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Nếu hình dạng phân của trẻ bình thường, trẻ đi ngoài không tốn sức, thì không nên quá bận tâm đến khoảng cách giữa các lần đại tiện, thông thường mỗi ngày trẻ đi ngoài 1 – 2 lần. Nhưng cũng có những trẻ 1 – 2 ngày, thậm chí là 3 – 6 ngày mới đi ngoài một lần, lại có trẻ một ngày đi tới 3 – 5 lần. Chỉ cần trẻ ăn uống bình thường, tăng trưởng bình thường, trạng thái tinh thần tốt thì ba mẹ không cần lo lắng.
Hiện nay, có rất nhiều cha mẹ cho rằng, nếu cả ngày trẻ không đi ngoài là táo bón. Có thể các cha mẹ cảm thấy việc đại tiện của trẻ phải tuân theo một quy luật nào đó mới là bình thường, ví dụ như một ngày một lần hoặc hai ngày một lần. Chỉ cần quy luật này khác đi một chút là cảm thấy lo lắng. Nhưng sự thực thì quy luật không đồng nghĩa là thường xuyên. Mỗi đứa trẻ đều có thói quen đại tiện riêng, chỉ cần trẻ đi ngoài dễ dàng, trạng thái tinh thần thoải mái là có thể hoàn toàn yên tâm.
Táo bón không căn cứ vào khoảng cách giữa những lần đại tiện, mà dựa trên độ khô cứng của phân, độ khó khăn mỗi lần đi đại tiện. Có những trẻ có khả năng tiêu hóa hấp thu đồ ăn lỏng (đặc biệt là sữa mẹ) rất mạnh, thải ra rất ít chất cặn bã, nên dù là khoảng cách giữa các lân đại tiện dài, nhưng trẻ đi ngoài không hề khó khăn, phân bình thường thì hệ tiêu hóa vẫn hoàn toàn bình thường. Chỉ khi phân khô cứng, đi ngoài khó khăn thì mới gọi là táo bón.
Phân được hình thành cuối cùng tại kết tràng xuống phía bên trái. Nếu các vi khuẩn trong kết tràng có thể lên men chất xơ trong thức ăn, sẽ sản sinh ra các acid béo chuỗi ngắn hòa tan trong nước, hấp thụ rất nhiều nước. Lượng nước trong phân vừa đủ thì phân mềm; lượng nước trong phân quá nhiều thì tiêu chảy; lượng nước trong phân quá ít thì táo bón. Táo bón vì lượng nước trong phân quá ít, có thể vì chất xơ quá ít, cũng có thể vì kết tràng xích ma quá dài hoặc hậu môn quá hẹp, khiến cho phân bị tích tụ lại trong ruột lâu, lượng nước trong phân lại bị hấp thu ngược trở lại. Trường hợp khoảng cách giữa các lần đại tiện dài mà phân không khô là vì khả Iiỉỉng hấp thu của đường ruột mạnh, lượng phân ít, hoặc đường ruột phát triển chưa hoàn thiện.
Tóm lại, phân khô cứng, đi ngoài khó thì gọi là táo bón, điều này khác hẳn với khoảng cách giữa các lần đại tiện dài mà có người gọi là “giãn ruột”. Khoảng cách giữa hai lần đại tiện dùi chưa chắc đã là táo bón, người bị táo bón có thể đại tiện mỗi ngày một lần, mỗi ngày hai làu hoặc nhiều hơn, nhưng lần nào phân cũng khô, cứng.
Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu của táo bón không phải là uống không đủ nước mà vì chế biến thực phẩm quá mịn, quá tinh. Chế biến thực phẩm quá mịn quá tinh có lợi cho việc hấp thu chất dinh dưỡng, có lợi cho việc tăng trưởng của trẻ; nhưng vì trong thực phẩm có quá ít chất bã, dễ gây nên táo bón. Chế biến thực phẩm quá thô lại không có lợi cho tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, vì vậy, phải chế biến thực phẩm phù hợp với trẻ.
Ngoài ra, nguyên nhân gây táo bón còn do trẻ bị nôn trớ nhiều, khiến cơ thể không đủ lượng thức ăn để chuyển hóa thành dinh dưỡng, nên trong quá trình tái tạo phân, cơ thể phải sử dụng lượng năng lượng ít ỏi trong cơ thể và đào thải những chất không cần thiết ra ngoài, nguồn dinh dưỡng ngèo nàn là nguyên nhân khiến phân khô cứng và gây đau cho bé khi đại tiện.
Trẻ nhỏ rất hay bị táo bón. Một nguyên nhân hiếm gặp là do dị tật về đường ruột, ví dụ như kết tràng xích ma quá dài, khiến cho phân bị tích trữ trong ruột quá lâu, thành phần nước trong phân bị hấp thu ngược trở lại gây ra táo bón. Nguyên nhân thường gặp là không ăn đủ chất xơ, chất giữ nước trong phân không đủ, nên phân khô cứng. Vì đi ngoài khó khăn, khoảng cách giữa những lần đi ngoài bị kéo dài nên phân càng thêm khô cứng.
Uống nhiều nước không thể giải quyết tận gốc vấn đề táo bón, chất xơ trong kết tràng được lên men bởi hệ vi sinh vật có ích trong đường ruột, tạo thành các acid béo chuỗi ngắn trong chất thải rắn, có thể khắc phục táo bón. Loại trừ vấn đề đường ruột có vấn đề, sử dụng Probiotic và chất xơ (dung dịch uống Lactulose, viên chất xơ làm từ lúa mì…) là những giải pháp hữu hiệu. Đương nhiên, cải thiện chế độ ăn uống cùng thói quen đại tiểu tiện hợp lý có thể phòng ngừa táo bón.
Nếu không thể giải quyết nguyên nhân gây ra táo bón, chỉ ỷ lại vào thuốc trong một thời gian dài không những không thể giải quyết tận gốc vấn đề mà còn kéo dài và gây trở ngại quá trình chữa bệnh. Dùng bất cứ loại thuốc nào trong một thời gian dài đều có rủi ro. Tuyệt đối không được đề xướng việc sử dụng lâu dài các loại thuốc thay vì tìm hiểu và điều trị đúng cách các nguyên nhân gây táo bón.
Với những thông tin này, mong rằng ba mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé tốt hơn. Trong trường hợp trẻ bị nôn trớ quá nhiều, ba mẹ nên tìm cách xử lý ngay hoặc tham khảo thêm tại đây những cách có thể giúp khắc phục tình trạng này ở bé.
Là một bệnh lý, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày…