Categories: Dinh Dưỡng

Mẹ bầu luôn khỏe mạnh nhờ các món ăn tốt cho bà bầu

Dinh dưỡng của thai nhi đến từ cơ thể người mẹ, kể từ ngày thụ thai, các bà bầu vừa phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bản thân lại vừa phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Ngoài các món ăn tốt cho bà bầu thì các mẹ cũng cần nên biết cách chăm sóc sức khỏe khi mang thai để mẹ và bé luôn được khỏe mạnh.

Thực đơn các món ăn tốt cho bà bầu giúp bổ máu, tăng lượng sữa

Canh móng giò thông thảo

Nguyên liệu: Móng giò 1 cái, thông thảo 3g

Cách làm: Cho móng giò và thông thảo vào nồi (nồi đất là tốt nhất), thêm vào 1500ml nước rồi luộc, lúc đầu để lửa to, sau khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, đun khoảng 1 – 2 tiếng là được, chia chỗ nước đó thành hai lần và uống hết.

Bí quyết dinh dưỡng: Vì hàm lượng protein và mỡ trong chân giò rất phong phú nên có tác dụng bổ máu, hoạt huyết tương đối mạnh, thông thảo lại có thể lợi thủy, thông sữa, khi đun hai thứ cùng nhau thì có công hiệu thúc đẩy sản phụ phục hồi sức khỏe, thông sữa.

Lưu ý: Không nên ăn thường xuyên và liên tục món móng giò vì mẹ có thể bị tắc tia sữa do ăn quá nhiều chất béo hoặc khiến mẹ bị máu nhiễm mỡ.

Cháo lạc

Nguyên liệu: Lạc (cả vỏ) 100g, gạo nếp 200g

Cách làm: Lạc nhân giã nát, sau đó đổ vào với gạo nếp đã vo sạch rồi đun thành cháo, sau đó chia thành hai lần và ăn hết, ăn liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 1 bữa.

Bí quyết dinh dưỡng: Lạc nhân chứa nhiều protein không bão hòa và axit béo, có công dụng trong việc tỉnh tì, khai vị, lí khí, thông sữa, vỏ lạc có công dụng trong việc hoạt huyết dưỡng máu, có hiệu quả rất tốt đối với sản phụ bị huyết hư sau khi sinh.

Canh cá chép ruột mướp

Nguyên liệu: Ruột mướp 50g, cá chéo 500g

Cách làm: Cho vào nồi cá một lượng nước vừa đủ, đun lửa nhỏ nấu canh, sau đó ăn cá và uống nước canh, trong khi ăn có thể cho thêm xì dầu nhưng không được cho muối, ăn hết trong một lần, ăn liên tục trong 3 ngày.

Bí quyết dinh dưỡng: Ruột mướp có tác dụng lưu thông máu, tăng lượng sữa tiết ra, cá chép có tác dụng hòa trung bổ hư, lí khí thông sữa, rất có hiệu quả đối với sản phụ có sức khỏe yếu sau khi sinh.

Xem ngay: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối để mẹ tròn con vuông

Ngoài các món ăn tốt cho bà bầu, thì các mẹ còn nên giữ sức khỏe như thế nào ?

Lợi ích của yoga đối với bà bầu

HỎI: Những người bạn đồng nghiệp khuyên tôi nên đi tập yoga để cải thiện sức khỏe khi mang thai và để sinh con dễ dàng hơn. Xin cho biết, yoga có thật sự tốt cho phụ nữ mang thai hay không? Tốt như thế nào?

ĐÁP: Những phụ nữ mang thai tập yoga sẽ sở hữu một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, cải thiện được dáng vóc vì trọng lượng không tăng quá mức cần thiết, cơ thể linh hoạt hơn, thích nghi tốt trong nhiều tình huống khác nhau khi làm việc tay chân hay trí óc.

Yoga là một bài tập thư giãn tuyệt vời, nó có tính linh hoạt cao, giúp con người giảm đáng kể những mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày. Khi mang bầu, bào thai trong bụng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người phụ nữ, đặc biệt là vùng xương chậu, vì lúc này xương chậu phải chịu áp lực rất lớn.

Luyện tập yoga thường xuyên sẽ giúp dây chằng và các cơ bắp có độ giãn nở tốt hơn, mỗi một động tác yoga tác động thật sâu vào hệ thống tuyến nội tiết giúp người mẹ lấy lại sự cân bằng trong việc tiết ra hormone trong cơ thể, giảm thiểu khả năng bị chuột rút, giảm thiểu tình trạng đau nhức cơ thể, những rắc rối, phức tạp trong thời gian mang thai như dị ứng, phù nề…

Mỗi chuyển động của một động tác yoga đều vận hành theo hơi thở của thai phụ, đi sâu vào thần kinh, tạo sự vững mạnh về tâm trí và linh hồn.

Yoga chuẩn bị cho bạn tư thế sẵn sàng khi vượt cạn. Thai phụ được luyện tập các phương pháp thở và giảm những nguy cơ, lo lắng khi sinh nở, giảm thời gian trung bình thai phụ bị đau trước khi lâm bồn.

Yoga có thể làm tăng lượng máu lưu thông đến dạ con, duy trì được lượng nước ối an toàn, giảm sự di chuyển các hormone stress của người mẹ và giảm sự giải phóng sớm các hormone gây ra hiện tượng sinh non. Đây là phương pháp giảm tỷ lệ sinh non, sinh con nhẹ cân bằng sự can thiệp giản đơn, hiệu quả nhất.

Sau quá trình tập luyện yoga, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện, việc sinh nở sẽ trở nên thuận lợi, dễ dàng. Đồng thời yoga cũng có lợi cho cả thai nhi sau khi chào đời, em bé sinh ra có trọng lượng lớn hơn, khỏe hơn và dễ nuôi hơn, giúp các bà mẹ cảm thấy thoải mái hơn để thích nghi với hoàn cảnh mới sau khi sinh, sức khỏe cũng được phục hồi nhanh hơn, giảm cân nhanh hơn vào thời kỳ hậu sản.

Tuy nhiên, bạn nên đăng ký theo một lớp yoga dành riêng cho bà bầu hơn là tự tập luyện ở nhà một mình.

Leo thang bộ sẽ giúp dễ sinh nở?

HỎI: Bây giờ có quá nhiều phụ nữ sinh mổ, trong khi tôi lại muốn sinh thường như các bà, các mẹ của chúng ta trước đây, vậy liệu việc leo thang bộ có giúp tôi thực hiện được ước muốn này không?

ĐÁP: Theo báo cáo nghiên cứu, tần suất vận động của phụ nữ trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến giai đoạn sinh con sau này.

Phụ nữ vận động nhiều, thời gian đau đẻ sẽ rút ngắn. Bởi vậy các bà mẹ nên vận động thích hợp trước khi sinh. Đi bộ hay leo cầu thang đều là vận động tốt, không những tăng cường thể lực của tim và phổi mà còn khiến cho vùng xương chậu dẻo dai, khi sinh cơ bắp sẽ căng tốt.

Hơn nữa chăm đi bộ và leo cầu thang còn giúp đầu thai hạ xuống thấp. Tuy nhiên khi leo cầu thang bạn phải chú ý cẩn thận, chủ yếu là leo lên, tránh leo xuống để tránh cơ thể nặng nề của bạn đè lên cột sống và đầu gối.

Như vậy, khi bạn đã chuẩn bị cho mình một cơ thể khỏe mạnh trước khi lâm bồn, thì việc thực hiện ước muốn này sẽ trở nên dễ dàng hơn rồi!

Có thể thức khuya khi mang thai hay không?

HỎI: Công việc nhiều quá, tôi bắt buộc phải thức khuya để làm, không biết điều này có ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng không?

ĐÁP: Nghỉ ngơi hoạt động bình thường có tác dụng ổn định cân bằng các cơ quan và hệ thống toàn thân. Thai nhi ngày một trưởng thành, việc bà mẹ thường thức khuya sẽ ảnh hưởng đến sinh lí và tâm lí cho bản thân người mẹ và cũng không có lợi cho thai nhi.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai, tử cung người mẹ ngày càng to ra, chèn lên tĩnh mạch bụng dưới dẫn đến sự vận chuyển huyết dịch phần thân dưới khó khăn, dễ làm căng tĩnh mạch của chi dưới và bệnh trĩ hậu môn. Với những bạn thường xuyên thức khuya hay khi nằm ngủ thường nằm ngửa (tốt nhất là nằm nghiêng! sẽ có nhiều nguy cơ bị các triệu chứng nêu trên.

Dinh dưỡng thai nhi

Trong suốt thai kỳ, thai nhi sinh trưởng trong cơ thể người mẹ, hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài, mọi nhu cầu dinh dưỡng đều lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Nhau thai giông như một miếng xốp, hút dính trên vách trong tử cung người mẹ, trên bề mặt nhau thai có vô số nhung mao (rai nhau) bám sâu trong nội mạc tử cung, bắc nhịp cầu nối liền thai nhi với cơ thể mẹ.

Xem ngay: Giải đáp thắc mắc của mẹ về các giai đoạn phát triển của thai nhi tại đây

Trong hơn 9 tháng thai nghén nhau thai làm việc suốt ngày đêm, nó thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cơ thể mẹ và thai nhi, cung cấp dinh dưỡng vào máu thai nhi. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ chế tiết các sản phẩm thừa sau quá trình chuyển hóa từ máu thai vào máu mẹ, chúng sẽ được bài tiết qua thận mẹ.

Đồng thời nhau thai còn có chức năng bảo vệ thai, ngăn không cho phần lớn các vi sinh vật xâm hại đến thai nhi, nhưng một số loại thuốc độc, hay chất độc hại thì nhau thai không ngăn cản được.

Dinh dưỡng của thai nhi đến từ cơ thể người mẹ, kể từ ngày thụ thai, thai phụ vừa phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bản thân lại vừa phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.

Ảnh hưởng của thuốc đối với thai nhi

Trong quá trình thai nhi sinh trưởng và phát triển, nếu người mẹ thiếu cẩn trọng trong việc dùng thuốc, sẽ ảnh hưởng tói thai nhi, gây dị dạng thai nhi, thậm chí hại chết thai nhi trong tử cung.

1. Thuốc kháng sinh: Nếu tiêm chích lâu dài amino glucoside như streptomycin, gentamicin, kanamycin sẽ làm tổn hại đến cặp dây thần kinh não số 8 và thận; tetracyline gây dị dạng rõ rệt; Chloromycetin gây nhiễm độc thai nhi, do đó các thuốc kể trên đều cấm chỉ định đối với thai phụ.

2. Sulphanilmide: Sau khi sulphanilmide vào cơ thể thai nhi sẽ tranh cướp anbumin với bilirubin trong huyết thanh, gây huyết tán và vàng da nhân ở trẻ sơ sinh, không được dùng nhất là ở cuối thai kỳ.

3. Thuốc nội tiết Androgen và progestaty gây nam tính hóa ở thai gái, Progestational hormon tuy chưa có kết luận chắc chắn về việc gây ra ung thư, nhưng cũng không thể loại trừ ảnh hưởng của nó, do đó phải thận trọng khi dùng progesterone trong thai kỳ.

Azathioprin (imurel) dùng phối hợp với prednisolon làm thai chậm phát triển trong tử cung, suy thượng thận khi đẻ, giảm kích thước tuyến ức, giảm tủy xương, giảm bạch cầu, giảm IgM và IgA; về nguyên tắc, chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn, nếu phải sử dụng lâu dài thì nên duy trì bằng liều lượng thấp.

4. Vitamin K3: Không sử dụng Vitamin K3 (tổng hợp) cho thai phụ và trẻ sơ sinh, có nguy cơ làm tổn hại gan và gây chứng vàng da nhân, nhưng vitamin K tự nhiên không có tác dụng xấu này.

5. Thuốc an thần: Vào những năm 60 của thế kỷ XX, cả thế giới đã biết thảm họa Thaldomine, gây dị dạng ở hàng ngàn trẻ sơ sinh. Hiện cấm sử dụng thuốc babital như luninal vì nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây vô não, tim bẩm sinh, dị dạng tứ chi, sứt môi, hở hàm ếch, lưỡng giới, thừa ngón chân tay…

Miltown, librium sử dụng trong 6 tuần đầu thai kỳ dễ gây dị dạng, nếu sử dụng trong suốt thai kỳ sẽ gây thai nhi phát triển chậm.

Trên đây là một số thông tin thêm về các món ăn tốt cho bà bầu và cách chăm sóc sức khỏe trong quá trình mang thai. Ngoài ra các mẹ bỉm sữa cũng cần bổ sung sữa bột Dielac Mama Gold của Vinamilk để tăng sức đề kháng cho thai nhi để bé phát triển khỏe mạnh nhé.

admin

Share
Published by
admin