Categories: Dinh Dưỡng

Nguyên nhân và cách phòng tránh ọc sữa ở trẻ nhỏ

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường, do dạ dày của trẻ còn thẳng đứng chưa gấp khúc như người lớn nên sữa vào cơ thể, đọng lại, rất dễ ọc ngược ra ngoài.

Để tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng này, hãy tham khảo thông tin dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân nào gây hiện tượng ọc sữa ở trẻ nhỏ?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa, trong đó có 2 nguyên nhân chính là: ọc sữa sinh lý và ọc sữa bệnh lý.

Ọc sữa sinh lý là hiện tượng ọc sữa bình thường ở trẻ, nguyên nhân có thể từ cách mẹ cho bé bú, bú quá nhanh, quá nhiều hoặc mẹ tập cho con ăn dặm quá sớm khi con chưa mọc đủ rang.

Ọc sữa bệnh lý thường kèm theo một số biểu hiện như nóng sốt, sốt phát ban, tiêu chảy,… dù mẹ đã làm mọi cách nhưng không thể giảm tình trạng này ở trẻ mà có khi con còn phun thành vòi rồng. Nguyên nhân có thể là do các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng là khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra; một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi, trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên,… Thông thường, chỉ khoảng 5% trẻ ọc sữa là do bệnh lý nên các mẹ có thể yên tâm. Ba mẹ chỉ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của trẻ, nếu trẻ bị ọc sữa do bệnh lý thì nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.

2. Cách phòng ngừa ọc sữa sinh lý ở trẻ

– Không cho trẻ bú quá no mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi lần bú cách nhau 2 – 4 tiếng, thời gian bú tối đa là 30 phút. Trung bình 1 ngày trẻ sơ sinh chỉ cần khoảng 6 lần bú là được.

– Giữ sự tập trung cho bé trong và sau khi bú, tránh đùa giỡn gây sặc và ọc sữa cho con.

– Sau khi bú xong, nên bế bé đứng chừng 15 – 20 phút, giúp bé ợ hơi, chống ọc sữa, rồi mới đặt bé nằm.

– Nếu trẻ bú bình, mẹ nên lưu ý giữ bình sữa nghiêng hợp lý, không quá đứng làm trẻ bú nhanh hoặc nằm ngang làm trẻ bú cả hơi khí vào trong bụng, chọn núm vú cao su có lỗ nhỏ làm trẻ bú chậm hơn, khi bú nương nhẹ không ấn mạnh vào miệng làm sữa xuống nhanh hơn.

– Nếu trẻ ọc sữa mà đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này thì việc bổ sung canxi đầy đủ cho bé là cách tốt nhất.

Mong rằng những chia sẻ này sẽ góp phần cung cấp thêm cẩm nang giúp chăm sóc bé tốt hơn, nhất là với những bé hay bị nôn trớ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại đây những cách khác cũng giúp phòng tránh hiện tượng này ở trẻ.

admin

Share
Published by
admin