Nhiều mẹ thường thắc mắc mắc về những dấu hiệu mang thai tuần đầu vì muốn chuẩn bị kịp thật tốt mọi thứ cho con từ những ngày đầu con trong bụng mẹ. Tuy nhiên, liệu mẹ đã biết rõ hết những dấu hiệu trên? Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết nhiều hơn nhé.
Đây được tính là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất và phổ biến nhất. Nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhanh khi mang thai. Lượng máu cung cấp cho ngực tăng lên khiến bạn có cảm giác nóng ran xung quanh đầu và núm vú.
Ngoài ra, kích thước vòng một từ khi mẹ mang thai cũng tăng đáng kể kèm theo những cơn đau tức ngực, nhưng bạn sẽ chẳng thấy vui vì điều này, vì ngực đang bị sưng và đau. Bạn cũng có thể thấy được vùng da xung quanh đầu ti của mình trở nên thâm hơn, đen hơn bình thường. Bạn còn cảm thấy ngực mình mềm đi, kèm theo đó là cảm giác nặng và tức ngực.
Một trong những dấu hiệu mang thai tuần đầu điển hình nhất là sự mệt mỏi. Khi thai nhi bắt đầu hình thành, cơ thể mẹ sẽ phải dùng nhiều sức lực để nuôi dưỡng thai nhi. Đồng thời, việc thân nhiệt tăng cao khiến cơ thể mẹ tiêu hao nặng lượng nhiều hơn. Chính vì thế, cơ thể mẹ sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Hormone progesterone cộng với sự thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu là nguyên nhân làm nhiều một số phụ nữ đau đầu khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ đừng nhầm lẫn điều này với những cơn đàu đầu kéo dài vì đó có thẻ là biểu hiện của một căn bệnh khác.
Một biểu hiện khác có nguyên nhân do hormone progesterone tiết ra nhiều hơn là nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên gần giống nhiệt độ cơ thể trong những ngày rụng trứng. Nếu bạn là người thường xuyên theo dõi thân nhiệt, bạn có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này. Đây là một dấu hiệu mang thai thường dễ bị bỏ sót, vì bạn có thể chỉ nghĩ rằng mình đang bị cảm lạnh hay quá mệt mỏi mà thôi.
Đau lưng cũng là một dấu hiệu mang thai xảy ra sớm nhất. tuy nhiên, cảm giác này chỉ thường giống cảm giác đa lưng trước chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng thực ra, dây chằng lưng của bạn đang dãn ra để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi trong những tháng sắp tới.
Mọi mùi hương xung quanh đột nhiên đều có thể làm bạn khó chịu, chóng mắt. Những mùi bạn đã quen ngửi hay thậm chí những mùi bạn ưa thích bây giờ bạn đều không chịu được. Vậy thì xin chúc mừng, rất có thể bạn đã có thai.
Ra máu và thay đổi dịch âm đạo có thể được xem là một trong những dấu hiệu mang thai tuần đầu sớm nhất. Hiện tượng này là do thai vào làm tổ trong tử cung và có khoảng 20% phụ nữ gặp phải trường hợp này. Tuy nhiên, mẹ thường bỏ qua dấu hiệu này vì nghĩ đó là dấu hiệu của kinh nguyệt. Tuy nhiên, vệt máu “báo tin vui” này có thể khá nhỏ và xuất hiện trong 1-2 ngày.
Và để chắc chắn nhất, mẹ hãy mua que thử thai để đảm bảo là mình đã có em bé. Que thử hoạt động dựa trên nguyên lý đo nồng độ hormon HCG trong cơ thể. Mẹ nên mua 2 que thử thai để đảm bảo kết quả bởi vì những trường hợp như thai ngoài tử cung hoặc mẹ đang dùng thuốc lợi tiểu có thể cho ra kết quả không chính xác.
Nếu đến tuần thai thứ 4, túi phôi mới phát triển thành phôi thai thì sang tuần thai thứ 5, phôi thai đã phát triển với tốc độ nhanh chóng, trái tim của bé đã xuất hiện dưới dạng một hạt nhỏ ở giữa phôi.
Qua tuần thai thứ 6, trái tim nhỏ bé mới chỉ bằng một hạt vừng đã có những nhịp đập đầu tiên rồi đấy mẹ ơi. Mắt, lỗ mũi của bé cũng dần hình thành. Phôi thai lúc này đã có kích thước khoảng 6.35mm và trông giống như một con nòng nọc.
Sang tuần thai thứ 7, nếu siêu âm lúc này, mẹ có thể nghe được nhịp tim đập của bé và cam đoan với mẹ rằng khoảnh khắc đó sẽ hết sức diệu kỳ.
Cánh tay và chân của bé đang phát triển, trên bàn tay cũng đã bắt đầu hình thành các ngón vào tuần thai thứ 8. Lúc này, mũi và môi trên của bé cũng dần xuất hiện. Đặc biệt, máu của bé đã bắt đầu chảy trong hệ thống tuần hoàn. Bé cũng đã có những cử động từ thời điểm này nhưng chúng rất nhẹ nên mẹ sẽ chưa cảm nhận được đâu.
Tuần thai thứ 9 trong giai đoạn phát triển của thai nhi, phôi thai đã chính thức trở thành bào thai. Mắt bé đã hoàn chỉnh nhưng vẫn nhắm nghiền. Bé cũng đã hình thành bộ phận sinh dục rồi đấy mẹ ơi.
Sang tuần thai thứ 10, các ngón tay, ngón chân đã hình thành các móng. Tóc và lông tơ cũng bắt đầu phát triển trên da. Chồi răng được hình thành, xương đang phát triển. Lúc này, đôi tai đã hoàn chỉnh nên bé đã có thể nghe được các hoạt động bên ngoài rồi nên đừng đến những nơi quá ồn ào mẹ nhé.
Ở tuần thai thứ 11, bé đã có thể nuốt và đá chân. Ngón tay bé cũng đã có thể xòe ra và nắm lại, các ngón chân cụp lại và miệng sẽ có cử động mút.
Đến tuần thai thứ 12, bé sẽ hình thành các dấu vân tay trên các đầu ngón tay nhỏ xíu. Đây là cột mốc quan trọng nên mẹ cần có buổi khám thai đầu tiên với bác sĩ sản khoa đấy.
Trong giai đoạn này, mẹ vẫn cần ăn đủ các nhóm chất như đạm, béo, tinh bột, và rau xanh để đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Những thực phẩm nên tăng cường ăn vào thời kỳ này là thịt, cá, hải sản, trứng, rau củ quả các loại. Ngoài ra, mẹ cũng nên tập trung bổ sung các loại sữa bầu tốt trong giai đoạn này, dưỡng chất quan trọng nhất chính là axid folic. Đây là dưỡng chất giúp bảo vệ bé khỏi dị tật ống thần kinh cũng như có thể hình thành một trí não hoàn thiện.
Đặc biệt, nếu mẹ bị nghén, mẹ nên chú trọng bổ sung sữa bầu nhiều hơn. Bởi vì trong sữa sẽ có nhiều dưỡng chất hỗ trợ được cho mẹ trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Ngoài ra, trong sữa cho mẹ bầu còn có dưỡng chất vitamin B6 giúp mẹ giảm nhanh sự khó chịu do ốm nghén cũng như giảm bớt các cơn ốm nghén cho mẹ. và với khả năng tăng cường hệ tiêu hóa – hấp thu cho mẹ bầu cũng như tăng sức đề kháng, cơ thể mẹ và quá trình hình thành của thai nhi sẽ được bảo vệ một cách tối ưu.
Nguyên liệu: Hạt sen tươi 60g, tô cảnh 10g, trần bì 6g.
Cách chế biến: Hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm cho vào nồi, đổ nước đun chín đến khi gần chín thì cho tô cảnh, trần bì vào, đun tiếp đến khi hạt sen chín kỹ là ăn được. Ăn ngày 1-2 lần, trong suốt thời kỳ mang thai ba tháng đầu.
Nguyên liệu: Lá ngải cứu 50g, trứng gà 2 quả, đường trắng một ít.
Cách chế biến: Lá ngải cứu rửa sạch cho nước vừa đủ ăn nấu thành canh, sau đập 2 quả trứng gà bỏ vào đun chín, cho tiếp đường trắng vào khuấy tan. Hằng ngày uống trước khi đi ngủ, trong suốt thời kỳ mang thai ba tháng đầu.
Nước áo ngô
Nguyên liệu: áo ngô (vỏ bắp) lượng vừa đủ.
Cách chế biến: Hằng ngày dùng áo ngô sắc lấy nước uống liên tục cho tới cận số ngày sẩy thai lần trước thì tăng lượng áo ngô lên gấp đôi và như vậy uống tới khi sinh mới thôi.
Nguyên liệu: Gà mái 1 con 500-700g làm thịt rửa sạch, cá mực 1 con, gạo nếp 90-150g hạt nêm, muối.
Cách chế biến: Thịt gà cắt tiết, vặt bỏ lông và nội tạng rửa sạch. Cho thịt gà cùng cá mực cho vào nồi hầm nhừ, lấy nước canh đặc cho gạo nếp từ 90-150g nấu nhừ thành cháo, nêm đủ gia vị vừa miệng.
Khi mang thai ăn bất cứ lúc nào, ăn thường xuyên, lượng không hạn chế cho đến khi quá thời gian thường sẩy thai thì ngừng ăn. Có thể ăn thịt gà và mực khô cũng được.
Rau có màu xanh đậm: Bông cải xanh, rau chân vịt, rau cải xoăn,… tất cả những loại rau xanh đậm là nguồn dồi dào của a-xít folic mẹ bầu không nên bỏ qua.
Hoa quả giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi, và các loại trái cây này không chỉ chứa một lượng lớn vitamin C, mà còn chứa rất nhiều a-xít folic, rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Các loại đậu: Đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen,… hầu hết đều là nguồn bổ sung protein từ thực vật lý tưởng. Nếu thèm ngọt trong 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể nấu món chè đậu, nhớ bỏ ít đường để tránh tiểu đường thai kỳ.
Các loại hạt: Cần một món ăn vặt bổ dường, không gây hại cho sức khỏe? Vậy đừng bỏ qua các loại hạt Hạt dẻ, hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng. Các loại hạt chứa nhiều a-xít béo omega-3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu nền móng này.
Trứng: Ngoài chất đạm trong lòng trắng, trứng gà là một trong số những thực phẩm khá hiếm chứa nhiều vitamin D, dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi. Trứng ngỗng cũng là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, nhưng lại quá nhiều năng lượng và chất béo, do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn để tránh tình trạng thừa cân trong thai kỳ.
Sữa chua: Sữa chua cũng là một trong những loại sữa tốt cho bà bầu. Hệ tiêu hóa của bạn có thể trở nên nhiễu loạn trong giai đoạn đầu. Để “dẹp loạn”, mẹ bầu nên ăn sữa chua thường xuyên. Lợi khuẩn các loại sữa chua sẽ cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, đồng thời ngăn chứng táo bón khó chịu trong thời gian mang thai.
Là một bệnh lý, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày…